Đặc điểm Hàu cửa sông

Chúng có vỏ to, dày, hình dạng vỏ thay đổi rất lớn, thông thường có hình bầu dục hoặc tam giác, thịt chúng có hàm lượng dinh dưỡng. Hàu sinh sống tốt trong môi trường ở vùng cửa sông, từ đầu tháng 2 âm lịch vì đây là thời điểm ấu trùng hàu trong môi trường tự nhiên nhiều nhất, ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn từ 20-30ppt, nguồn nước sạch, có dòng chảy nhẹ, nhiều sinh vật phù du. Chúng sống chủ yếu nhờ vào nguồn tảo có sẵn trong nước biển.

Khi hàu nuôi được 6-8 tháng tuổi có thể thu tỉa. Vào mùa sinh sản, khi hàu được nuôi khoảng 12 tháng tuổi (còn gọi là hàu sữa), thịt hàu lúc bấy giờ có vị béo, mùi thơm, thịt nhiều, màu sắc đẹp, kích thước vừa phải, đồng đều kích cỡ, hình dạng bên ngoài gọn đẹp hấp dẫn. Địch hại của hàu bao gồm các sinh vật cạnh tranh vật bám, sinh vật ăn thịt (sao biển, cá...), sinh vật đục khoét, sinh vật ký sinh và các loài tảo. nhóm sinh vật ăn thịt, đục khoét: Gồm các loài ốc tim gà, ốc ngọc, ốc gai, ốc đỏ, cua, còng, cáy, sao biển, cá.

Hàu nở từ tháng 7 tới tháng 11 ở nhiệt độ vùng nước đáy 22–26 °C. Việc nở liên quan tới nhiệt độ nước và độ mặn của nước.[1]